HƯỚNG NGHIÊN CỨU

TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU

1. Giai đoạn bắt đầu nghiên cứu khoa học

 Năm 1980 tác giả du học tại Khoa Toán – Cơ, Trường Đại học Tổng hợp Matxcơva mang tên nhà khoa học người Nga Lômônôxốp (gọi tắt là MGU). Trong 5 năm học (1980 – 1985) tác giả đi sâu vào hướng ứng dụng các phương pháp toán lý giải quyết bài toán cơ học thủy khí. Sau khi tốt nghiệp Đại học vào 7/198,5 tác giả chuyển tiếp nghiên cứu sinh. Từ 1986 – 1989 tác giả làm nghiên cứu sinh lại Trường Đại học Tổng hợp Matxcơva. Hướng nghiên cứu trong thời gian làm nghiên cứu sinh là tìm ra các điều kiện cần và đủ cho tính ổn định một lớp các bài toán cơ học. Tháng 1/1989 tác giả đã bảo vệ thành công Luận án Phó tiến sĩ. Nội dung của Luận án về ứng dụng các phương pháp toán giải quyết bài toán ổn định. Những kiến thức cơ bản này đã giúp tác giả trong nghiên cứu mô hình toán sinh thái, cụ thể là để tìm điều kiện cần và đủ cho trạng thái bền vững trong một hệ sinh thái cạnh tranh nhau cần áp dụng các tiêu chuẩn ổn định từ lý thuyết ổn định của Lyapunov. Từ 1997 – 1998 tác giả làm thực tập sinh cao cấp tại Viện kỹ thuật vô tuyến và điện tử thuộc Viện hàn lâm khoa học Nga. Tháng 4/1998 tác giả bảo vệ luận án tiến sĩ khoa học với đề tài “Tự động hóa xử lý số liệu quan trắc địa vật lý trên lãnh thổ Việt Nam”. Nội dung của Luận án đi vào các vấn đề kết hợp giữa mô hình với cơ sở dữ liệu để giải quyết các bài toán quan trắc môi trường, áp dụng cho Việt Nam. Những kết quả nhận được từ giai đoạn này đã định hướng cho nghiên cứu của tác giả từ 1998 tới nay. Tác giả công tác tại Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam (1989 – 2005). Từ 1/1/2006 tới nay tác giả làm việc tại Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh.

 2. Các bài báo và đề tài khoa học

 Trong thời gian đầu tiên về nước tác giả cố gắng kết hợp giữa kiến thức cơ bản đã được trang bị với những bài toán thực tiễn phong phú của đất nước trong giai đoạn công nghiệp hoá. Bắt đầu từ năm 1994 tác giả chú ý nhiều tới hướng khoa học về trái đất ở đó có nhiều vấn đề lý luận và thực tiễn cho Việt Nam cần phải giải quyết. Các kết quả nghiên cứu của tác giả thuộc các nhóm sau đây của Khoa học trái đất:

 I. Sự thay đổi của môi trường và dự báo sự phát triển của nó trong những điều kiện thay đổi rất nhanh của tài nguyên cũng như do hoạt động kinh tế - xã hội của con người;

II. Nguồn tài nguyên nước, chất lượng nước và vấn đề mô phỏng sự biến đổi chất lượng nước dưới tác động do hoạt động kinh tế xã hội của con người;

III. Vấn đề quan trắc và dự báo biến động môi trường thiên nhiên;

IV. Xây dựng các phương pháp và công nghệ giúp nghiên cứu khí quyển và thuỷ quyển

V. Địa tin học (Geoinformatics), xây dựng các hệ hỗ trợ ra quyết định với sự ứng dụng của Geoinformatics.

Từ 1994 tới năm 1998 tác giả bước đầu đề xuất một số ý tưởng xây dựng hệ thống kết hợp GIS, cơ sở dữ liệu môi trường và mô hình toán để giải quyết bài toán thuộc nhóm I, III, IV ở trên. Các kết quả của giai đoạn này được thể hiện trong các công trình [17] – [20]. Cụ thể là trong [18] trình bày mô hình lý luận xây dựng hệ thống quan trắc môi trường biển trong khu vực khai thác dầu khí. Trong công trình [19] nghiên cứu vấn đề kết hợp giữa thông tin kinh nghiệm và kiến thức chuyên gia trong bài toán quan trắc môi trường theo phương pháp viễn thám. Công trình [20] trình bày mô hình mô phỏng sự tác động qua lại giữa yếu tố tự nhiên và yếu tố con người trong khu vực đô thị lớn. Mô hình cho phép đưa ra giải pháp quản lý và ra quyết định về đầu tư trong điều kiện hạn chế của nguồn tài nguyên.

Trong công trình [1] xây dựng mô hình toán phục vụ cho mục tiêu quan trắc môi trường không khí. Tính mới trong công trình này là đề xuất mô hình có lưu ý tới sự hấp thụ chất ô nhiễm bởi tính chất của bề mặt lót. Công trình [17] đưa ra một hệ thống nghiên cứu ô nhiễm khí quyển với các module cụ thể. Trong hệ thống như vậy phải liên kết chức năng đo đạc với chức năng xử lý thông tin và mô hình hoá. Các module được đề xuất trong bài báo này có những chức năng riêng nhưng kết hợp với nhau thành một thể thống nhất. Công trình này còn chỉ ra ảnh hưởng của các lớp thảm thực vật khác nhau tới sự hấp thu chất ô nhiễm. Công trình [2], [3] đề xuất một công cụ trợ giúp công tác quản lý,quy hoạch và đánh giá tác động môi trường. Kết quả của 2 công trình này là đề xuất 2 phần mềm được đặt tên là CAP 2.0 và CAP 2.5. Hai phần mềm này tích hợp GIS, CSDL môi trường và các mô hình toán: Gauss, Hanna – Gifford cho phép đánh giá ảnh hưởng các nguồn thải điểm và nguồn thải diện lên môi trường không khí. Các công trình [4] – [5] là sự kế thừa và phát triển các công trình [1] – [3]. Vào thời điểm năm 1999, ở Việt Nam chưa có nhiều công trình về ứng dụng công nghệ GIS trong mô phỏng môi trường. Những kinh nghiệm của bản thân đã được tác giả đúc kết trong công trình [5] trong đó chỉ rõ vai trò của GIS trong mô phỏng môi trường vấn đề tự động hoá xử lý số liệu môi trường, vấn đề gắn số liệu với GIS và hiển thị dữ liệu trên nền GIS đã được phân tích trong công trình này.

Tại Tp. HCM vấn đề ô nhiễm không khí do giao thông khá nghiêm trọng. Đã có nhiều nghiên cứu đưa ra giải pháp khắc phục. Về phía các nhà môi trường làm trong lĩnh vực Tin học và mô phỏng tác giả cũng góp một phần để đưa ra một giải pháp cụ thễ. Các kết quả chính được đăng tải trong công trình [6]. Sau này vào năm 2004, tác giả lại có dịp nghiên cứu vấn đề này từ đề tài nghiên cứu khoa học công nghệ cấp Tp. Hồ Chí Minh /[‎‎26], [32]/.

Vào năm 2000 – 2003 tác giả được mời tham gia đề tài nhà nước KH07 và KC.08 do GS.TS. Lâm Minh Triết chủ trì. Kết quả nghiên cứu được thể hiện trong công trình [7]. Công trình [7] thuộc nhóm IV, V.

Trong những năm 2000 – 2009 tác giả có dịp đi và tiếp cận với nhiều vấn đề môi trường tại các tỉnh thành của đất nước. Ở các địa phương này bài toán quan trắc và dự báo biến động môi trường thiên nhiên, bảo vệ nguồn tài nguyên nước, chất lượng nước và vấn đề mô phỏng sự biến đổi chất lượng nước dưới tác động do hoạt động kinh tế xã hội của con người được đặt ra rất cấp thiết. Bên cạnh đó các địa phương này rất thiếu các công cụ tin học giúp giải quyết các vấn đề môi trường. Đây chính là động lực thúc đẩy tác giả nghiên cứu xây dựng các công cụ tin học hỗ trợ cho các tỉnh thành. Công trình [8] đề xuất một hệ thống thông tin hỗ trợ cho công tác quản lý môi trường các tỉnh thành Việt Nam. Hệ thống này được đặt tên là INSEM. Hệ thống này kết hợp cơ sở dữ liệu quan trắc chất lượng môi trường của địa phương; thông tin bản đồ gồm các lớp về sông ngòi, hành chính,...hệ thống ánh xạ cơ sở dữ liệu thành dạng thông tin địa lý GIS và các mô hình toán học xử lý các CSDL này. Ba mô đun chính được tích hợp vào INSEM là : MOD – mô đun quản lý các dữ liệu quan trắc môi trường, CAP – mô đun quản lý các nguồn thải điểm và tính toán phát tán ô nhiễm không khí theo mô hình Berliand, WASP, QUAL2K – mô đun quản lý các cống thải xuống sông và tính toán phát tán ô nhiễm trong môi trường nước. INSEM ra đời vào năm 2003 /[8], [30]/.

 Tới năm 2004, tác giả đã cải tiến nâng cấp INSEM thành hệ thống mới được đặt tên là ENVIM (ENVironmental  Information Management software). Mô hình lý luận (conceptual model) của ENVIM được trình bày trên hình 1. ENVIM tích hợp cơ sở dữ liệu quan trắc chất lượng môi trường của địa phương với các lớp GIS truyền thống như các lớp về sông ngòi, hành chính,.... Các module chính của ENVIM gồm: module quản lý dữ liệu, module phân tích, truy vấn, làm báo cáo, module mô hình (hình 2), module WEB. ENVIM cho phép thực hiện nhanh chóng các loại báo cáo môi trường có so sánh với các tiêu chuẩn môi trường của Việt Nam. Bên cạnh đó chương trình cho phép tính toán mô phỏng ảnh hưởng các hoạt động kinh tế - xã hội lên chất lượng môi trường trong một phạm vi vùng.

 Hệ thống thông tin môi trường tích hợp ENVIM /[10], [31], [33]/ có những đặc điểm sau đây:

-  Tích hợp các tiêu chuẩn Việt Nam về chất lượng môi trường không khí và nước mặt TCVN. Người sử dụng có thể so sánh các số liệu quan trắc với TCVN để từ đó đánh giá được chất lượng môi trường;

-  Các báo báo môi trường được thực hiện một cách tự động và ở nhiều dạng khác nhau.  

-  Thực hiện được việc so sánh giữa các trạm quan trắckhác nhau;

-  Có phần báo cáo và phổ biến thông tin môi trường thông qua trang Web 

-  Các chức năng biểu diễn kết quả mô phỏng phong phú hơn nhiều so với các phiên bản trước đây;

-  Hỗ trợ GIS với nhiều chức năng mới như tương tác trực diện trên bản đồ, tính diện tích và chu vi các hình một cách tự động;

-  Hỗ trợ tính toán mô phỏng mạnh hơn nhiều so với các phiên bản trước đây: các nguồn thải có thể nhóm lại thành group và cùng tịnh tiến theo một vectơ cho trước.

-  ENVIM được tích hợp rất nhiều thông tin môi trường. Giao diện mềm dẻo đã giúp người sử dụng nhiều thuận tiện (vì được hỗ trợ đầy đủ).

-  ENVIM trợ giúp cho việc đánh giá tác động của các hoạt động sản xuất của con người lên môi trường.

Các ứng dụng kỹ thuật Geoinformatics được tác giả thực hiện trong các công trình [11] – [13]. Công trình [11] là kết quả nghiên cứu trong 2 năm 2004 – 2005 nhằm đưa ra một phần mềm quản lý số liệu quan trắc theo phương pháp chỉ thị sinh học. Tại nhiều Viện, Trường đại học của Việt Nam đã có rất nhiều nhóm thực hiện quan trắc theo phương pháp chỉ thị sinh học, tuy nhiên những đơn vị này lại chưa tự xây dựng được   các phần mềm chuyên nghiệp cho lĩnh vực này. Công trình [11] giúp ích và hướng tới các   đơn vị như vậy. Công trình [12] ứng dụng kỹ thuật Geoinformatics quản lý chất thải rắn đô thị cho những thành phố lớn. Đây là nghiên cứu đầu tiên của tác giả trong lĩnh vực này. Phần nối tiếp của nghiên cứu này sẽ là đánh giá ảnh hưởng của các bãi chôn lấp rác lên chất lượng nước dưới đây của khu vực phụ cận.

 Như đã biết bài toán nghiên cứu sự thay đổi của môi trường và dự báo sự phát triển của nó trong những điều kiện thay đổi rất nhanh của tài nguyên cũng như do hoạt động kinh tế - xã hội của con người trong đại đa số các trường hợp là bài toán thiếu thông tin. Rất nhiều thông tin đầu vào cho hệ thống tính toán mô phỏng không xác định được (hoặc là không đo, hoặc là không thể đo được). Chính vì lý do như vậy nên cần thiết phải ứng dụng các phương pháp trí tuệ nhân tạo để dự báo. Các công trình [26] đã được thực hiện. Kết quả nổi bật của [26] là xây dựng được một mô hình ứng dụng kỹ thuật mạng neuron giúp tính toán dự báo ô nhiễm không khí cho Tp.HCM. Với việc học trên dữ liệu quan trắc liên tục chất lượng không khí tại 9 trạm đo tự động của Tp.HCM chương trình này đã cho kết quả dự báo khá chính xác. Kết quả đã áp dụng vào thực tế cho Tp. HCM, dù chỉ là bước đầu, cho phép khẳng định những ưu điểm nổi bật của phương pháp mới này. Trong tương lai nếu số liệu dày thêm, khả năng dự báo sẽ được cải thiện. Nghiên cứu này cho phép khẳng định rằng có thể đưa ra được những dự báo chính xác dựa trên dãy số liệu quan trắc liên tục.   

Hiện nay việc tích hợp các hệ thống quan trắc cấp tỉnh, thành phố lớn vào hệ thống quan trắc cấp vùng đang được quan tâm. Bản thân tôi đã có nghiên cứu trong lĩnh vực này và đề xuất trong công trình [27]. Các đề xuất trong công này có thể ứng dụng cho chương trình quan trắc và giám sát môi trường cấp vùng.

Công trình [24] trình bày kết quả ứng dụng công nghệ ENVIM cho đối tượng cụ thể là sông Hương (Thừa Thiên Huế). Kết quả của bài báo này đã được ứng dụng trong đề tài cấp Bộ do Đại học Huế chủ trì.

Hiện nay quản lý bền vững đới ven bờ trên quan điểm phát triển bền vững là đối tượng nghiên cứu của nhiều đề tài trong và ngoài nước. Công trình [25] đề xuất một mô hình giúp cho các nhà nghiên cứu và quản lý trong nước trong lĩnh vực này. Công trình này lấy ví dụ Đà Nẵng để nghiên cứu. Trong công trình này GIS được tích hợp với CSDL môi trường vùng ven bờ và mô hình toán pha trộn tốt được tích hợp. Bài báo thực hiện tính toán mô phỏng chất lượng nước vùng cửa sông Cu Đê, Đà Nẵng chịu sự ảnh hưởng nước thải của 2 Khu công nghiệp Hoà Khánh và Liên Chiểu, Tp. Đà Nẵng.

3.  Các đề tài nghiên cứu triển khai khoa học công nghệ và giáo trình

 Ngoài việc thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu do nhà nước giao tôi làm chủ nhiệm cũng như tham gia thực hiện nhiều đề tài cấp tỉnh thành. Những đề tài này thực sự đã giúp tôi trưởng thành về mặt khoa học. Năm 1996 tác giả làm chủ nhiệm đề tài nghiên cứu cấp Tp. HCM “Thiết kế và xây dựng phần mềm mô phỏng sự nhiễm bẩn không khí trên một vùng lãnh thổ Việt Nam.“. Kết quả lớn nhất của đề tài là khả năng làm chủ công nghệ của các chuyên gia Việt nam trong việc xây dựng mô hình môi trường, xây dựng công cụ tin học, tích hợp dữ liệu có bản chất khác nhau thành công cụ. Đề tài này mở ra cho tác giả con đường xây dựng các phần mềm hỗ trợ nghiên cứu các vấn đề của khoa học trái đất sau này. Kết quả của đề tài này được phản ánh trong [28].

Trong [29] tác giả triển khai ứng dụng kết quả ứng dụng GIS cho bài toán quản lý ô nhiễm không khí cho tỉnh Kiên Giang. Đây là đề tài giúp tác giả phát triển kết quả nghiên cứu từ đề tài [28]. Với dữ liệu GIS Kiên Giang được xây dựng trên nền phần mềm Mapinfo tác giả đã tích hợp mô hình lan truyền chất trong môi trường không khí giúp cho địa phương thực hiện đánh giá tác động môi trường.

Công trình [30] là sự phát triển tiếp theo của [28], [29]. Hệ thống INSEMAG được đề xuất cho An Giang giúp quản lý tổng hợp và thống nhất các số liệu quan trắc liên quan tới chất lượng nước mặt và không khí cho toàn bộ tỉnh An Giang. Bên cạnh đó INSEMAG còn tích hợp mô hình lan truyền chất trong môi trường nước và không khí. Các kết quả chạy mô hình đã được kiểm nghiệm thông qua đo đạc và cho kết quả khá chính xác.

Công trình [31] đã phát triển hoàn thiện hệ thống INSEMAG thành ENVIM với rất nhiều tính năng mới về GIS cũng như khả năng tích hợp TCVN1995 – 2005 giúp công tác làm báo cáo được tự động hoá cao. Bên cạnh đó tính mới của đề tài này là đề xuất ứng dụng kỹ thuật Web để chia sẻ thông tin liên quan tới môi trường. Các kết quả nghiên cứu của đề tài này đã được ứng dụng tại Sở TNMT Trà Vinh. Kết quả này thuộc nhóm nghiên cứu số IV. 

Một trong những kết quả được bản thân tôi coi trọng nhất trong phần Báo cáo khoa học này là đề tài [32]. Đề tài đã xây dựng thành công mô hình áp dụng kỹ thuật mạng neuron dự báo ô nhiễm không khí tại các trạm quan trắc tự động tại Tp. Hồ Chí Minh. Mô hình SAGOCAP được xây dựng trong đề tài này cho phép dự báo chính xác mức độ ô nhiễm tại một số trục đường chính của Tp. HCM. Điều này sẽ giúp ích cho các nhà quản lý cũng như người dân cảnh báo những vị trí ô nhiễm không khí tiềm năng. Kết quả này cho phép khẳng định ưu điểm của phương pháp dự báo mới so với các phương pháp truyền thống khác. Bên cạnh đó nghiên cứu này cũng chỉ ra những tồn tại của hệ thống quan trắc tự động hiện nay tại Tp. HCM khi dãy số liệu bị gián đoạn khá nhiều và nếu khắc phục được thì kỹ thuật mạng neural cho kết quả chính xác gần như tuyệt đối.

 Các giáo trình [36], [37] được tác giả thực hiện dựa trên các bài giảng về Tin học môi trường và môn Mô hình hoá môi trường được tác giả giảng dạy cho sinh viên và học viên cao học. Các giáo trình đã qua Hội đồng thẩm định với nhiều chuyên gia hàng đầu nghiên cứu về Khoa học trái đất. 

4.  Một số công trình khoa học tiêu biểu 

1. Bùi Tá Long, 2006. Hệ thống thông tin môi trường. Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Tp.HCM , 334 trang. (Sách giáo trình)

2. Bùi Tá Long, 2008. Mô hình hóa môi trường. Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Tp.HCM , 441 trang. (Sách giáo trình)

3. Буй Та Лонг, 1998. Применение ГИС-технологии в задаче вычислительного экспериента физики атмосферного загрязнения. Проблемы окружающей среды и природных ресурсов, выпуск 1, стр 2 – 10, 1998. (Bài báo đăng Tạp chí tiếng Nga).

4. Bùi Tá Long, Lê Thị Quỳnh Hà, Dương Ngọc Hiếu, Lưu Minh Tùng, 2006. Nghiên cứu xây dựng mô hình dự báo chất lượng không khí tại Tp. Hồ Chí Minh bằng phương pháp mạng neural. Báo cáo kết quả đ tài nghiên cứu khoa học cấp Tp. Hồ Chí Minh, 2006.

5. Bùi Tá Long, Hồ Thị Ngọc Hiếu, Lê Thị Quỳnh Hà, 2008. Xây dựng mô hình giám sát chất lượng không khí cho các nhà máy công nghiệpnhà máy ximang Luks Thừa Thiên Huế làm ví dụ nghiên cứu. Khí tượng thủy văn, (573) 9, trang 35 – 44.

Trong công trình đầu trình bày cơ sở khoa học, phương pháp xây dựng và phát triển các hệ thống thông tin môi trường. Các khái niệm cơ bản như thông tin môi trường, sự phân loại, tổ chức chúng được phân tích từ khía cạnh lý luận lẫn thực tiễn. Cuốn sách này đã tổng kết nhiều nghiên cứu của tác giả trong giai đoạn 1995 – 2005 trong xây dựng những ứng dụng hệ thống thông tin môi trường cụ thể tại Việt Nam trong bối cảnh đất nước chúng ta đang có nhiều nỗ lực cho công tác bảo vệ môi trường và phát triển bền vững.

Công trình thứ hai là sự tổng hợp cơ sở lý luận và thực tiễn xây dựng, ứng dụng mô hình toán phục vụ cho công tác bảo vệ môi trườngTrong công trình này đã trình bày nhiều ứng dụng cụ thể của phương pháp mô hình vào bài toán bảo vệ môi trường trên đất nước chúng ta được lấy ra từ các đ tài khoa học các cấp do tác giả làm chủ nhiệm.  

Các công trình tiếp đượcthực hiện với sự kết hợp giữa mô hình toán, cơ sở dữ liệu môi trường và kỹ  thuật geoinformatics trong nghiên cứu không khí, nước.

5.Tài liệu tham khảo

1. Bùi Tá Long và cộng sự, 1997. Mô hình mô phỏng quá trình lan truyền và khuếch tán chất bẩn trong bài toán thiết lập hệ thống quan trắc sự nhiễm bẩn môi trường không khí. Khí tượng thủy văn, số 10 (442), trang 38 – 47.

2. Bùi Tá Long, 1998. Phần mềm trợ giúp công tác quản lý, quy hoạch và đánh giá tác động môi trường không khí. Khí tượng thủy văn, số 2 (446), trang 24 – 28.

3. Bùi Tá Long và cộng sự, 1999. Xây dựng công cụ tin học đánh giá tác động yếu tố con người lên môi trường không khí. Khí tượng thủy văn, số 4 (460),  trang 21 – 26.

4. Bùi Tá Long, 1999. Phân tích và dự báo ô nhiễm môi trường trong trường hợp tai biến bởi tác nhân hóa học và độc hại. Khí tượng thủy văn, số 11 (467), trang 28 – 35.

5. Bùi Tá Long và cộng sự, 1999. Ứng dụng công nghệ GIS trong mô phỏng môi trường. Khí tượng thủy văn, số 12 (468), trang 34 – 41.

6. Bùi Tá Long và cộng sự, 2000. Ứng dụng GIS trong quản lý môi trường không khí bị ô nhiễm do giao thông. Khí tượng thủy văn, số 8 (476),  trang 14 – 22.

7. Bùi Tá Long và cộng sự 2003. Xây dựng công cụ tích hợp trợ giúp công tác giám sát ô nhiễm không khí vùng kinh tế trọng điểm. Khí tượng thủy văn, số 10 (514), trang 12 – 24.

8. Bùi Tá Long và cộng sự, 2004. Xây dựng phần mềm INSEM hỗ trợ công tác giám sát chất lượng môi trường cho các tỉnh thành Việt Nam.          Khí tượng thủy văn, số 1 (517), trang 10-19.

9. Bùi Tá Long và cộng sự, 2004. Ứng dụng tin học môi trường trpng phân tích sự ô nhiễm không khí tại khu công nghiệp Hòa Khánh, thành phố Đà Nẵng. Khí tượng thủy văn, số 11 (517), trang 12-24.

10. Bùi Tá Long và cộng sự, 2005. Xây dựng hệ thống thông tin môi trường trong quản lý môi trường cấp tỉnh, thành phố. Khí tượng thủy văn, số 5 (533), trang 10-19.

11. Bùi Tá Long và cộng sự, 2005. Xây dựng công cụ tin học hỗ trợ đánh giá chất lượng nước bằng phương pháp chỉ thị sinh học. Khí tượng thủy văn, số 10 (538),2005, trang 35-44

12. Bùi Tá Long và cộng sự, 2007. Ứng dụng GIS trợ giúp công tác quản lý chất thải rắn tại các đô thị, thành phố Việt Nam. Khí tượng thủy văn, số 5 (557), 2007, trang 34-43.

13. Bùi Tá Long và cộng sự, 2007. Xây dựng công cụ tích hợp đánh giá ô nhiễm không khí từ các nguồn điểm tại các khu công nghiệp. Khí tượng thủy văn, số 9 (561), 2007, trang 21-27

14. Bùi Tá Long, Hồ Thị Ngọc Hiếu, Lê Thị Quỳnh Hà, 2008. Xây dựng mô hình giám sát chất lượng không khí cho các nhà máy công nghiệpnhà máy ximang Luks Thừa Thiên Huế làm ví dụ nghiên cứu. Khí tượng thủy văn, số 9 (573), 2008, trang 35-44.

15. Bùi Tá Long, Lê Thị Quỳnh Hà, Cao Duy Trường, 2006. Xây dựng công cụ hỗ trợ thông qua quyết định cho công tác quản lý và giám sát ô nhiễm không khí. Phát triển khoa học và công nghệ, Môi trường và Tài nguyên, tr. 61 – 69.

16. Bùi Tá Long, Lê Thị Quỳnh Hà, Lưu Minh Tùng, 2005. Một  số giải pháp ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý môi trường cho các tỉnh thành Việt Nam. Tuyển tập các báo cáo khoa học hội nghị môi trường toàn quốc. tr. 1200 – 1208.

17. Буй Та Лонг, 1998. Применение ГИС-технологии в задаче вычислительного экспериента физики атмосферного загрязнения.  Проблемы окружающей среды и природных ресурсов, выпуск 1, стр 2 – 10.

18. Буй Та Лонг, Крапивин В.Ф., 1998. Вопросы синтеза системы экологического мониторинга (СЭМ) морской среды в зоне газо-конденсатного месторождения (ГКМ). Научные и технические аспекты охраны окружающей  среды, выпуск 1, стр 2 – 10, 1998.

19. Буй Та Лонг, Крапивин В.Ф., 1998. К оценке непротиворечивости информации в задачах дистанционного мониторинга окружающей среды. Проблемы окружающей среды и природных ресурсов, выпуск 2, стр 71 – 79, 1998

20. Буй Та Лонг, Крапивин В.Ф., 1998. Технология имитационного моделироваия в системах геоинформационного мониторинга мегаполисов.           Проблемы окружающей среды и природных ресурсов, выпуск 2, стр 79 – 85.

21. Крапивин В.Ф., Буй Та Лонг, Нгуен Минь Нам, 2000. Применение ГИМС-технологии для экологического контроля зоны эстуария. Материалы четвертого международног симпозима проблемы экоинформатики, Москва,12-14 декабря 2000 г, стр.11-15

22. Ле Тхи Куйн Ха, Буй Та Лонг, 2003. Инормационно-моделирующий комплекс контроля воздушного загрязнения в ключевых экономических регионах, Материалы  шестого международного симпозима проблемы экоинформатики, Москва, 1-2 декабря 2003 г, стр.5-9

23.Bui Ta Long, Krapivin V.F., Mkrtchyan F.A., 2002. Expert system for the water quality control in the estuary zone. Материалы  пятого международног симпозима проблемы экоинформатики, Москва, 3-5 декабря 2002 г, стр.11-15.

24. Bui Ta Long, Le Thi Quynh Ha, Ho Thi Ngoc Hieu, Luu Minh Tung, 2004. Integration of GIS, Web technology end model for monitoring surface water quality of basin :a case study of Huong river. Proceedings of International Geoinformatics for Spatial – Infrastructure Development in Earth and Allied Sciences,GIS –Ideas 2004, pp. 299 – 304.

25.Bui Ta Long, Cao Duy Truong, Le Lan Loi, 2006. Building up a tool for integrated coastal management in DaNang city. Proceedings of International Geoinformatics for Spatial – Infrastructure Development in Earth and Allied Sciences,GIS –Ideas 2006, pp. 1 – 7.

26. Bui Ta Long, Luu Minh Tung, Le Thi Quynh Ha, Duong Ngoc Hieu, 2006. Building up air pollution prediction model in Hochiminh city using GIS and neural network technology. Proceedings of International Geoinformatics for Spatial – Infrastructure Development in Earth and Allied Sciences,GIS –Ideas 2006, pp. 163 – 168.

27. Bui Ta Long, Le Thi Quynh Ha, Cao Duy Truong, Nguyen Thi Tin, 2006. Integration GIS and environmental information system for environment management in central economic key region of Vietnam. Материалы седьмого международного симпозима проблемы экоинформатики, Москва, 5-7 декабря 2006 г, стр.17-33.

28. Bui Ta Long, Hoang Thi My Huong, 2009.  Applying WebGis in management and sharing water quality information of the dong nai river system, vietnam. 30th Asian Conference on Remote Sensing (ACRS – 2009)

29. Bui Ta Long, Duong Ngọc Hieu, Nguyen Dai The, Truong Thi Dieu Hien, 2009. Building up a integrated tool by using e-manifest, e-card and gis technology for management hazardous solid waste in ho chi minh city. 30th Asian Conference on Remote Sensing (ACRS - 2009)

30. Bui Ta Long, 2010. Assessment of scale and pollution level of surface water due to industrial discharge and the purification of thi vai river using mike 21. Proceedings of International conference “Disaster Risks and Climate Change: Technological and Managerial Opportunities and Challenges for the GMS”, on 10-12 July, 2010 at the 12th Anniversary Mae Fah Luang University (MFU), Chiang Rai, Thailand.

31. Bùi Tá Long (chủ nhiệm), 1999. Thiết kế và xây dựng phần mềm mô phỏng sự nhiễm bẩn không khí trên một vùng lãnh thổ Việt Nam. Sở KHCN Tp. HCM.

32. Bùi Tá Long (chủ nhiệm), 2000. Ứng dụng GIS quản lý chất lượng môi trường không khí tại tỉnh Kiên Giang. Sở KHCN Kiên Giang.

33. Bùi Tá Long (chủ nhiệm), 2003. Nghiên cứu xây dựng phần mềm hỗ trợ quản lý môi trường nước mặt và không khí tỉnh An Giang. Sở KHCN An Giang.

34. Bùi Tá Long (chủ nhiệm), 2006. Xây dựng công cụ tin học hỗ trợ công tác giám sát môi trường tại Trà Vinh. Sở KHCN Trà Vinh.

35. Bùi Tá Long (chủ nhiệm), 2006. Nghiên cứu xây dựng mô hình dự báo chất lượng không khí tại Tp. HCM bằng phương pháp mạng Nơron.  Sở KHCN Tp. HCM.

36. Bùi Tá Long (chủ nhiệm), 2008. Ứng dụng CNTT trợ giúp công tác quản lý ô nhiễm môi trường tỉnh Quảng Ngãi. Sở KHCN Quảng Ngãi.

37. Bùi Tá Long (chủ nhiệm), 2008. Nghiên cứu xây dựng công cụ tin học phục vụ quản lý nhà nước về môi trường cho KCN tập trung – trường hợp cụ thể là KCN Lê Minh Xuân. Sở KHCN Tp. HCM.

38. Bùi Tá Long (chủ nhiệm), 2008. Nghiên cứu xây dựng phần mềm quản lý số liệu chất thải rắn đô thị tại Tp. HCM. Đề tài cấp Bộ mã số B2006 – 24 – 5.

39. Bùi Tá Long, 2006. Hệ thống thông tin môi trường. Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Tp. HCM. 334 trang. (sách Giáo trình).

40. Bùi Tá Long, 2008. Mô hình hóa môi trường. Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Tp.HCM , 441 trang. (sách giáo trình).

41. Bùi Tá Long (chủ nhiệm), 2009. Xây dựng trang Web cùng với kỹ thuật phần mềm tính toán ô nhiễm không khí trực tuyến phục vụ công tác giảng dạy sinh viên môi trường, thời gian thực hiện 2008 – 2009. Đề tài cấp Bộ.

42. Bùi Tá Long (chủ nhiệm), 2009. Nghiên cứu ứng dụng công cụ e-manifest, e- card trong quản lý chất thải nguy hại tại thành phố Hồ Chí Minh.  Thời gian thực hiện 2008 – 2009. Đề tài cấp Tp.HCM

43. Bùi Tá Long (chủ nhiệm), 2010. Xây dựng công cụ tin học trợ giúp công tác quản lý môi trường cho quận huyện Tp. Hồ Chí Minh – trường hợp cụ thể là quận Thủ Đức và quận 12. Thời gian thực hiện 2008 – 2010.  Đề tài cấp Tp.HCM

44. Bùi Tá Long (chủ nhiệm), 2010. Xây dựng phần mềm quản lý tổng hợp số liệu quan trắc chất lượng nước mặt lưu vực hệ thống sông Đồng Nai dựa trên công nghệ Web GIS (WINS). Thời gian thực hiện 2009 – 2010. Đề tài cấp Bộ

PGS-TSKH. BÙI TÁ LONG
Bookmark Print Invite a friend
142 Tô Hiến Thành, quận 10, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam.
Điện thoại: (84)8 3865 1132 - 8 3863 7044, Di động: 0918017376, Fax: (84)8 3865 5670
Email: longbuita@yahoo.com.com
Copyright © 2010 ENVIM.All Rights Reserved . Design by VSIS